Sau khi tiến hành thả tôm giống thì việc quản lý ao tôm trong suốt quá trình nuôi là vô cùng quan trọng, từ việc quản lý môi trường ao nuôi, chăm sóc sức khỏe cho đàn tôm là những khâu kỹ thuật cơ bản ảnh hưởng tới thành quả của cả vụ nuôi.
Trong thời gian vừa qua tình hình thời tiết nước ta diễn ra phức tạp, khó lường. Nắng nóng xuất hiện liên tục kéo dài rồi lại xen kẽ với những cơn mưa bất chợt làm sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày đêm lớn, đây là điều kiện cho virus , vi khuẩn mầm bệnh phát sinh. Để hạn chế được những tác động xấu tiêu cực do thời tiết mang lại, bà con nuôi tôm cần áp dụng các biện pháp ổn định các yếu tố của môi trường nước để tăng sức đề kháng cho tôm .
Quản lý các yếu tố để ổn định môi trường nước nuôi tôm
Ổn định độ pH
pH là yếu tố rất dễ bị biến động , đặc biệt là sau những cơn mưa lớn , sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ là pH thay đổi, đồng thời làm giảm sức đề kháng của tôm. Bởi vậy bà con nên kiểm tra độ pH nhiều lần trong một ngày để có những điều chỉnh hợp lý. Việc duy trì độ pH thích hợp nhất trong khoảng 7.5-8.5 và sự dao động giữa sáng và chiều không quá 0.5 đơn vị.
Nếu độ pH thấp , bà con nuôi tôm có thể sử dụng vôi bột để bổ sung vào nước ao , liều lượng vôi bột phụ thuộc vào giá trị của độ pH đo được.
Bên cạnh đó để hạn chế phèn ao tôm có thể làm giảm pH và đục nước ao thì bà con nên sử dụng vôi sống rải đều trên bờ ao. Vôi sẽ giúp trung hòa acid để tránh sự sụt giảm pH đột ngột. Những ngày nắng nóng, tảo sẽ phát triển mạnh, pH sẽ tăng, lượng oxy hòa tan giảm , khi này bà con cần áp dụng các biện pháp thay nước và cắt tảo để giảm thiểu mật độ tảo , tránh làm bùng phát hiện tượng tảo nở hoa.
Bón vôi cho ao tôm
Ổn định độ kiềm trong ao tôm
Độ kiềm là một yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng tới quá trình lột xác của tôm, làm tôm bị chậm lớn, còi, giảm tỷ lệ sống của tôm hoặc dẫn tới hiện tượng tôm bị mềm vỏ . Nếu độ kiềm thấp bà con nên sử dụng các sản phẩm khoảng chất có thành phần chính là CaCO3 để bổ sung cho ao tôm.
Ổn định mực nước trong ao tôm
Với ao tôm bà con cần duy trì mực nước ổn định. Mực nước ao nuôi thường có sự biến động lớn sau những cơn mưa to, hoặc khi trời nắng nóng gay gắt. Việc duy trì mực nước khi đó là rất quan trọng. Mực nước tối thiểu là 1.3m đối với ao nuôi tôm sú và 1.5m với những ao nuôi tôm thẻ. Bên cạnhd dó cần tăng cường chạy quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng trong ao tôm, hạn chế những tác động xấu tới ao tôm.
Quạt nước ao tôm để tránh phân tầng nước trong ao
Quản lý các tác nhân gây mầm bệnh trong ao
Để hạn chế các mầm bệnh trong ao tôm, bà con có thể sử dụng các loại hóa chất diệt khuẩn ao tôm, đồng thời cần bổ sung các loại vi sinh có lợi cho ao. Sử dụng kết hợp thêm các loại chế phẩm sinh học để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
Chăm sóc sức khỏe cho tôm
Bà con cần thường xuyên quan sát các phản ứng và màu sắc cũng như đường ruột, gan tụy , phân tôm . Vào những ngày thời tiết xấu bà con cần kiểm tra tôm định kỳ để có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện những bất thường .
Hi vọng với những chia sẻ trên bà con sẽ có những thông tin bổ ích hơn , có thế áp dụng cho vuông tôm của mình.
=>XEM THÊM: Thu hoạch tôm vào thời điểm nào là tốt nhất